Nghệ An: Quản lý chặt giống, thức ăn trong nuôi tôm

Thời gian vừa qua, tôm nuôi ở các đầm, ao tại Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, xã Hưng Hòa (TP. Vinh)... chết hàng loạt, một trong những nguyên nhân là do tôm giống kém chất lượng cũng như thị trường thức ăn cho tôm chưa kiểm soát được.

Ao nuôi tôm
Ảnh minh họa. Nguồn: tepbac.com

Thực tế, người nuôi tôm luôn lo ngại về chất lượng tôm giống, bởi phía đưa tôm giống đến bán cũng có hóa đơn, chứng từ và giấy kiểm dịch... nên khi tôm chết thì khó quy trách nhiệm cho họ. Rồi trong quá trình nuôi thả tôm cũng không thấy cán bộ chuyên môn đến để kiểm tra vấn đề tôm giống có ương gièo hay không như quy định. Thậm chí khi tôm bị dịch bệnh người nuôi báo lên chính quyền địa phương nhưng phải 2-3 ngày sau mới có cán bộ đến kiểm tra...

Phía người nuôi tôm, thì rất nhiều hộ còn chủ quan trong quy trình nuôi. Vẫn còn tình trạng thả tôm trực tiếp không qua ương gièo. Ương gièo có nghĩa là trước khi tôm giống bán cho dân thì đơn vị cung ứng phải phục hồi giống tôm tại các trại tôm có nhà kính, để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với điều kiện tại nơi bán khoảng từ 3-5 ngày, tôm thật khỏe mạnh mới cung ứng cho người nuôi. Nếu tôm giống không được ương gièo khi thả xuống chưa kịp thích nghi, kém phát triển dễ phát sinh dịch bệnh. Tuy nhiên, cả người cung ứng và người nuôi đều thỏa thuận không “gièo” mà thả trực tiếp xuống ao nuôi.

Thị trường thức ăn cũng lộn xộn với hàng chục loại sản xuất trong nước, nước ngoài, liên doanh. Các loại thức ăn cho tôm được bán trên thị trường thường công bố hàm lượng đạm rất cao, khi mua sử dụng người nuôi thường chỉ biết hàm lượng ghi trên bao bì, nhưng chất lượng thực sự thì không rõ, nhất là đối với các loại thức ăn dạng hỗn hợp. Về quản lý thức ăn, trong thời tiết nắng nóng hầu hết các hộ nuôi cho tôm ăn dư thừa diễn ra phổ biến làm tôm ăn nhiều, đào thải chất thải nhiều dẫn đến tình trạng ô nhiễm ao nuôi.

Ông Tạ Quang Sáng - Trưởng phòng Quản lý giống thủy sản (Chi cục Nuôi trồng thủy sản) cho hay về công tác giống tôm hiện nay rất khó kiểm soát, các xe vận chuyển tôm giống thường “cải trang” rồi lén lút xuống địa bàn để bán cho người nuôi với giá rẻ. Điều đặc biệt là các xe chở tôm giống không đạt quy chuẩn, chủ yếu dùng xe thô sơ để chở tôm nên không đảm bảo quy trình, tôm không được ương gièo, kích cỡ con giống không đảm bảo. Đầu vụ cơ quan chức năng đã bắt được một số xe chở tôm giống bán ra thị trường, nhưng khi kiểm tra thì không đúng quy trình nên đề nghị xử lý.

Đối với những bất cập về thức ăn cho tôm, ông Trần Xuân Quang, Trưởng phòng Quản lý thức ăn thủy sản (Chi cục Nuôi trồng thủy sản) cho biết: Cơ bản thức ăn cho tôm đều được nhập ngoại nên chất lượng không đáng lo ngại, các loại thức ăn này đều được công bố chất lượng và kiểm soát theo quy định. Điều quan tâm hiện nay là các đại lý ngoài bán các loại thức ăn chính còn bày bán rất nhiều sản phẩm phụ như chế phẩm sinh học, các loại khoáng chất...Hàng năm chúng tôi thường phối hợp với các ngành thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra lấy từ 3-5 mẫu các chế phẩm sinh học và phát hiện xử lý 2-3 vụ/năm (các sản phẩm kém chất lượng)...

Với thực tế trên, đòi hỏi các ngành liên quan trên địa bàn tỉnh cần giám sát chặt chẽ hoạt động cung ứng tôm giống trên địa bàn. Các đơn vị cung ứng giống cần chấp hành tốt việc thải loại đàn tôm bố mẹ hết thời gian sử dụng theo quy định. Đồng thời tăng cường kiểm tra và lấy mẫu thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học để kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất công bố và có nằm trong danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định hay không, từ đó có khuyến cáo cho người nuôi tôm để người dân lựa chọn sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đó, người nuôi tôm cũng cần tự bảo vệ tài sản của mình bằng cách tuân thủ quy trình, kỹ thuật, dùng sản phẩm chất lượng, có bảo hành.
 

Báo Nghệ An, 30/06/2015
Đăng ngày 04/07/2015
Vương Trần
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 02:09 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 02:09 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 02:09 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 02:09 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 02:09 29/04/2024